Thương hiệu cần làm gì để “sống sót” qua mùa dịch COVID-19?

COVID-19 không chỉ là vấn đề sức khỏe toàn cầu, ở góc nhìn của các marketers, đại dịch này đã đặt ra hai câu hỏi quan trọng: Đối mặt như thế nào với khủng hoảng? Đợt “cách ly” toàn thế giới này sẽ ảnh hưởng gì đến hành vi người tiêu dùng?

Làm gì để vượt qua khủng hoảng?

1.Điều chỉnh các kênh media

Quảng cáo ngoài trời không còn phát huy được hiệu quả như mong đợi.

Trong thời kỳ dịch bệnh, tâm lý chung của người tiêu dùng là hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người; điều đó dẫn đến việc ở nhà thường xuyên hơn, kéo theo đó là gia tăng thời gian online. Lúc này, các kênh truyền thông cần kết hợp một cách khéo léo. Dentsu Aegis Network (DAN) đề xuất kế hoạch media mix như sau:

  • Giảm: Quảng cáo ngoài trời – OOH (rạp chiếu phim, sân bay, ga tàu)
  • Gia tăng: Digital (mạng xã hội, video ngắn, trang web tin tức, xã hội)
  • Duy trì: Video trực tuyến, over-the-top (tin tức, dramas)

2. Đẩy mạnh bán hàng FMCG trên kênh trực tuyến

Đầu năm 2020, chi tiêu dành cho FMCG qua các kênh thương mại điện tử ở Trung Quốc tăng nhanh gấp 7 lần so với toàn ngành năm 2019. Ở Trung Quốc cũng như các vùng dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng, người dân sẽ chuộng mua hàng trực tuyến hơn là phải đến những khu chợ ẩm ướt, đông người. Gạo, mì gói, sữa và các nhu yếu phẩm là những mặt hàng được “săn lùng” nhiều nhất

3.Chung tay đối phó với dịch bệnh theo khả năng của doanh nghiệp

Vietnam Airlines đặc biệt đón đồng bào từ Vũ Hán là một điểm sáng trong mùa dịch.

Trong khi dịch bệnh bùng phát, việc duy trì uy tín thương hiệu với quảng cáo lợi ích công cộng nên được ưu tiên hơn là các chương trình khuyến mãi bán hàng, truyền thông sản phẩm hay nỗ lực tăng awareness.

Chúng ta đã được chứng kiến nhiều doanh nghiệp ra tay đối phó với cơn khủng hoảng chung của nhân loại như: Tencent thiết lập một chức năng trong WeChat để thu thập đề xuất trong công chúng, nhằm ngăn chận thông tin sai lệch mùa dịch bệnh. Hema thuê hơn 2000 nhân viên thất nghiệp từ các nhà hàng bị đình chỉ hoạt động… Tại Việt Nam, ABC Bakery sáng tạo ra bánh mì thanh long để giảm bớt áp lực tồn đọng nông sản, Vingroup tài trợ 20 tỷ VND cho nghiên cứu vaccine Covid-19 hay Vietnam Airlines cử chuyến bay đặc biệt đi đón đồng bào từ vùng dịch Vũ Hán…

Động thái tích cực của các thương hiệu trong thời điểm nhạy cảm này sẽ có tác động lớn đến thái độ, tình cảm của người tiêu dùng, xây dựng brand love đặc biệt hiệu quả.

4.Đừng tỏ ra “trục lợi”

Ngay cả các thương hiệu cung cấp sản phẩm y tế, vệ sinh cũng không nên thực hiện bất kì loại tiếp thị nào thể hiện sự “trục lợi”. Đừng quảng cáo kiểu “Này, bạn phải mua thêm khẩu trang của tôi đi” hay “Muốn không bệnh thì phải mua nước rửa tay”… Cách tiếp thị phù hợp hơn là chia sẻ cho cộng đồng những thông tin để ngăn ngừa nhiễm bệnh hoặc CSR (hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi dịch).

Tại khu vực tâm dịch, những thương hiệu du lịch hay xa xỉ phẩm tốt nhất không nên quảng cáo lúc này.

COVID – 19 tác động như thế nào đến hành vi người tiêu dùng trong tương lai?

1.Lượng truy cập nội dung trực tuyến tiếp tục tăng

Các hoạt động online không ngừng tăng trưởng.


Trong vòng xoáy dịch bệnh, “người chiến thắng” rõ ràng là người chơi trong phạm vi tiêu dùng trực tuyến. Tiêu dùng trực tuyến bao gồm các lĩnh vực đào tạo online, trò chơi online, livestream, làm việc từ xa, …

  1. Tăng cường thương mại điện tử

Khi dịch bệnh bùng phát và mọi người được đề nghị hạn chế ra khỏi nhà, các hành vi mua sắm trước đây sẽ phải thay đổi. Thương mại điện tử trở thành lựa chọn tối ưu và an toàn. Đa dạng các loại sản phẩm cùng thời gian vận chuyển ngắn là ưu điểm nổi bật của loại hình mua sắm này.

Mùa Corona với nhiều biến động về hành vi người tiêu dùng là những thử thách khó nhằn đối với các marketers. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin nào, vui lòng liên hệ:

  • Email: vip@kolviet.com
  • Hotline: 090 276 18 98

Nguồn: Aiim Academy