Posts

Likes, followers, views,… có thật sự đáng tin?

Là một người làm social media, bạn thường phải theo dõi các chỉ số nội dung đến mất ăn mất ngủ? Nhưng liệu bạn có đang sa vào chiếc bẫy vanity metrics – những “chỉ số phù phiếm” vốn không chính xác khi đo lường hiệu quả social.

Vanity metrics là những chỉ số giúp “đánh bóng” bộ mặt thương hiệu trên social media, nhưng nếu đào sâu hơn, chúng thật ra chẳng mang ý nghĩa gì nhiều. Những chỉ số này rất dễ đo lường và thường được sử dụng trong các bản báo cáo social media. Nhưng chúng không nói lên kết quả thực sự, không gợi ý cho bạn về những chiến lược marketing tiếp theo.

Followers và fans

Từ Facebook đến Instagram, từ Twitter đến LinkedIn, số lượng người theo dõi luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Ai có nhiều lượt theo dõi hơn thì kẻ đó mạnh hơn, nổi hơn, đáng tin hơn.

Điều này đôi khi vẫn đúng chứ không sai. Nhưng nếu lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào lượt likes hay followers của trang, bạn có thể rơi vào hoàn cảnh “có tiếng nhưng không có miếng”. Followers nhiều cũng sẽ không để làm gì nếu:

  • Họ không tương tác với nội dung của bạn
  • Họ không phải là đối tượng mục tiêu của bạn.

Thay vì chỉ đếm số người theo dõi, hãy kiểm tra mức độ liên quan của họ với target audiences của bạn. Xem xét độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý và sở thích của họ thông qua những công cụ phân tích. Bạn sẽ biết được mình có đang xây dựng đúng nhóm audience cho thương hiệu hay không, và nên điều chỉnh nội dung, thông điệp thế nào để cải thiện vấn đề này.

Likes

Các thương hiệu và tổ chức đang tìm kiếm những giá trị lớn hơn là những số liệu. Thay vì chỉ nhìn vào lượt likes, họ còn quan tâm xem mọi người ở lại trên nội dung đó bao lâu và phản ứng cụ thể như thế nào. Đây là một trong những lí do Instagram và Facebook đang thử nghiệm bỏ hiển thị lượt likes.

Impressions và views

Tăng số lần hiển thị và thu hút nhiều lượt xem có thể báo hiệu rằng nội dung của bạn đã tiếp cận được nhiều người trên social media. Nhưng chỉ dựa vào số lần hiển thị và lượt views thôi thì chưa đủ, còn phải xem xét những yếu tố khác như:

  • Nội dung của bạn tạo ra bao nhiêu reactions?
  • Số lượt likes và shares có tăng lên cùng với số lần hiển thị không?
  • Views của bạn là lượt xem chủ động hay bị động?
  • Tỉ lệ tương tác của bạn như thế nào so với đối thủ hoặc các trang liên quan?
Link clicks

Nếu bạn có chia sẻ liên kết đến sản phẩm, bài viết blog, trang bán hàng… trên bài viết social, chắc hẳn bạn sẽ phải theo dõi số lượt nhấp vào liên kết.

Nhưng đối với hầu hết các doanh nghiệp, dẫn người ta đến trang web thôi chưa đủ. Nếu muốn tạo ra doanh số, hãy kêu gọi đăng kí, để lại tài khoản email hoặc khuyến khích họ quay lại trang web thường xuyên.

Ngoài ra, để thu thập dữ liệu hữu ích hơn, hãy thêm các tham số UTM vào liên kết. Sau đó sử dụng Google Analytics để theo dõi hành vi và chuyển đổi của người dùng trên trang web của bạn.

Bạn sẽ nắm được có bao nhiêu khách hàng nhấp vào liên kết đó đã thực hiện mua hàng, và nội dung từ social đóng góp được bao nhiêu doanh thu. Từ đó bạn sẽ tính được ROI cho mỗi bài viết, biến một chỉ số “phù phiếm” trở nên vô cùng thiết thực.

Mentions

Đề cập nghĩa là có ai đó nhắc đến bạn trên social media, chưa biết là tích cực hay tiêu cực. Dù sao thì được xuất hiện trong nhiều cuộc đối thoại cũng đã là niềm mong mỏi của nhiều thương hiệu. Đồng ý là lượt mentions càng cao thì càng nói lên độ phổ biến của bạn. Nhưng nó chưa thể nói lên mức độ ảnh hưởng của thương hiệu.

Thay vì chỉ nhìn vào mentions, hãy đánh giá tổng quan về mức độ nhận thức thương hiệu – brand awareness. Các chỉ số này sẽ đảm bảo sự tăng trưởng tích cực của thương hiệu và giúp bạn đưa ra những chiến thuật đúng đắn cho các giai đoạn tiếp theo.

Nguồn: Aiim Academy

———

Tư vấn miễn phí:

  • Email: vip@kolviet.com
  • Hotline: 090 276 18 98