Posts

Báo giá Influencer năm 2021

Bạn đang tìm báo giá Influencer với những cái tên tài năng, có lượng fan đông đảo? Thông qua bài viết dưới đây, KOL Việt sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết. 

Báo giá Influencer theo số lượng người theo dõi

Hot girl Facebook thường được xếp vào nhóm Micro Influencer. 

Tùy vào mức độ nổi tiếng, khả năng chuyên môn, đặc thù tệp người theo dõi… mà sẽ có báo giá Influencer khác nhau. Theo đó, KOL Việt chia Influencer thành 4 nhóm với 4 mức giá từ cao đến thấp như sau:

  • Mega Influencer: > 1.000.000 người theo dõi
  • Macro Influencer: 500.000 – 1.000.000 người theo dõi
  • Medium Influencer: 100.000 – 500.000 người theo dõi
  • Micro Influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi

Lựa chọn Influencer theo những tiêu chí nào?

Hot mom sẽ thích hợp với nhãn hàng tã giấy hơn một nữ ca sĩ tài năng.

Không phải Influencer có giá càng cao, người theo dõi càng nhiều sẽ luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Lựa chọn Influencer cần dựa trên các tiêu chí sau:

  • Mức độ phù hợp với nhãn hàng, sản phẩm
  • Độ phù hợp của nhóm người theo dõi với sản phẩm
  • Khả năng kêu gọi hành động của Influencer

Hiện tại, KOL Việt sở hữu mạng lưới Influencer rộng lớn, với đa dạng ngành nghề, từ mẹ và bé, thời trang, làm đẹp đến công nghệ, game… đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận báo giá Influencer mới nhất và tốt nhất thị trường:

  • Email: vip@kolviet
  • Hotline: 0902761898
  • Fanpage: https://www.facebook.com/kolviet

Quảng cáo trên Facebook, Google, YouTube: Doanh nghiệp phải nộp thay thuế nhà thầu

Doanh nghiệp Việt Nam quảng cáo trên Facebook, Google, YouTube ngày càng nhiều và do Facebook, Google, YouTube không có trụ sở tại Việt Nam nên doanh nghiệp trực tiếp giao kết hợp đồng quảng cáo với các tổ chức này sẽ không có hóa đơn để cân đối đầu vào, đầu ra mặc dù có chi phí thực.

Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có Công văn 2501/TCT-CS (Công văn 2501) hướng dẫn khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook, Google, YouTube.

Doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ số thuế GTGT, thuế TNDN trước khi thanh toán phí dịch vụ cho Facebook, Google, YouTube.

Cụ thể, theo Công văn 2501, mặc dù Facebook, Google, YouTube không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng dịch vụ quảng cáo với doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các tổ chức này thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 103/2014/TT-BTC (Thông tư 103) và phải nộp thuế nhà thầu (bao gồm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp -TNDN) theo quy định pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại điều 11 của Thông tư 103, việc nộp thuế trong trường hợp này được thực hiện thông qua doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook, Google, YouTube (nộp thuế thay).

Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ số thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định tại Thông tư 103 trước khi thanh toán phí dịch vụ cho Facebook, Google, YouTube. Sau khi nộp thuế thay cho Facebook, Google, YouTube, doanh nghiệp Việt Nam được sử dụng chứng từ nộp thuế GTGT thay cho các tổ chức nước ngoài này để khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Cần lưu ý, Công văn 2501 không phải là một văn bản quy phạm pháp luật nên không đưa ra các quy phạm mới, mà chỉ hướng dẫn cách thức áp dụng quy định tại Thông tư 103 vào một trường hợp cụ thể. Trên thực tế, cơ quan thuế đã từng có những công văn hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT trong trường hợp này, như Công văn 1550/TCT-CS ngày 24-4-2018 của Tổng cục thuế, Công văn 22454/CT-TTHT ngày 23-4-2018 của Cục thuế thành phố Hà Nội… nhằm giải quyết những thắc mắc, băn khoăn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng kịp thời cập nhật và biết cách thức xử lý các vấn đề liên quan tới thuế của các hợp đồng quảng cáo giao kết với Facebook, Google, YouTube dù đã có các quy định, hướng dẫn cụ thể về cách thức khấu trừ và nộp thuế thay. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý về vấn đề khấu trừ và nộp thuế thay này trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng với các tổ chức không có hiện diện tại Việt Nam để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình.

Số thuế nhà thầu phải nộp = (Doanh thu tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT) + (Doanh thu tính thuế TNDN x Thuế suất thuế TNDN)

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ quảng cáo chịu thuế GTGT/TNDN mà Facebook, Google, YouTube nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do doanh nghiệp Việt Nam trả thay Facebook, Google, YouTube (nếu có). Cần lưu ý rằng không phải trường hợp nào doanh thu tính thuế GTGT cũng bằng doanh thu tính thuế TNDN (xem chi tiết phần thuế suất bên dưới).

– Thuế suất áp dụng cho hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo (theo mục 1, điểm a, khoản 2, điều 12; mục 2, điểm a, khoản 2, điều 13 của Thông tư 103):

  • Đối với thuế GTGT: 5%. Cần lưu ý nếu dịch vụ quảng cáo không được sử dụng ở Việt Nam thì dịch vụ này không chịu thuế GTGT.
  • Đối với thuế TNDN: 5% bất kể dịch vụ quảng cáo được sử dụng tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

Cần lưu ý trong trường hợp hợp đồng bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế, doanh nghiệp Việt Nam cần phân tách doanh thu tính thuế đối với từng hoạt động kinh doanh theo quy định tại hợp đồng để áp dụng mức thuế suất phù hợp. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế trên doanh thu cao nhất đối với ngành nghề kinh doanh cho toàn bộ giá trị hợp đồng.

Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiến hành nộp thay thuế nhà thầu thông qua ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước là đơn vị được ủy quyền thu ngân sách nhà nước.

 * Nguồn: Kinh Tế Sài Gòn

LIVESTREAM HÌNH THỨC TRUYỂN TẢI THÔNG TIN HIỆU QUÁ

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách hấp dẫn để tạo sự tin tưởng với người tiêu dùng, thì livestream là một công cụ tuyệt vời để bắt đầu. Người ảnh hưởng có thể review về một sản phẩm/dịch vụ trực tiếp ngay tại thời điểm livestream hoặc truyền đi thông điệp và giới thiệu thương hiệu của bạn cho khán giả của họ. Việc review trực tiếp cho khách hàng xem giúp họ có trải nghiệm bằng mắt và thấy được hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ. Qua đó, giúp khách hàng tăng niềm tin về chất lượng và danh tiếng của thương hiệu.

Trong những năm gần đây sự bùng nổ của hình thức livestream với thống kê hơn 80% người dùng internet đã từng xem livestream trên các nền tảng social media (theo livestream.com). Ngày nay, livestream không chỉ được xem là một công cụ trên mạng internet, nó đã trở thành một nền công nghiệp và kênh bán hàng, tiếp thị chính của các nhãn hàng lớn.

Cũng theo livestream.com, 82% khách hàng mong muốn xem một video livestream đến từ một nhãn hàng hơn là một bài post hay blog. Có thể thấy, người dùng thường có xu hướng xem một đoạn live video giới thiệu sản phẩm hơn là các hình thức quảng cáo khác. Còn đối với marketing sự kiện, livestream sẽ thúc đẩy người xem lên nhiều lần, giúp khách hàng có cái nhìn rõ hơn về một sự kiện bất kì.

Tương tác (engagement) cũng chính là một trong những thước đo chuẩn khi đánh giá hiệu quả của một chiến dịch Influencer. Livestream đem về lượng tương tác khủng cho chiến dịch thông qua việc Influencer kêu gọi like/share/comment trực tiếp ngay thời điểm lúc đó. Bên cạnh đó, livestream còn giúp thương hiệu nhanh chóng tăng độ nhận biết, mà còn tạo ra một kênh tương tác để lan tỏa những thông điệp truyền thông của riêng mình. Có thể nói, livestream sẽ mang lại tiếng nói cho nội dung, các mục còn thiếu trong các hình thức marketing bằng văn bản.

Bên cạnh việc đem về lượng tương tác cao, livestream trên mạng xã hội là một kênh truyền thông hiệu quả giúp các nhãn hàng tương tác trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các Influencer. Người xem sẽ được trực tiếp đặt những câu hỏi, thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ mà mình đang quan tâm khi Influencer đang livestream, giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.

Theo tạp chí Forbes, livestream tiếp tục là một trong 5 xu hướng marketing sẽ phát triển mạnh mẽ nhất trên toàn thế giới trong năm 2019. Tại Việt Nam, livestream đang được áp dụng một cách rộng rãi và đa dạng các lĩnh vực , sản phẩm khác nhau.

Tiêu biểu nhất vẫn là ngành hàng FMCG như mỹ phẩm, thời trang và hàng gia dụng. Đây vẫn là lĩnh vực có đa dạng các nhóm khách hàng có độ tuổi, sở thích và điều kiện kinh tế khác nhau.

Thời gian sắp tới, hình thức livestream rất có thể sẽ phù hợp hơn và trở thành xu hướng đối với các sản phẩm tiêu dùng chậm như bất động sản, xe máy ô tô… Thật vậy, khách hàng sẽ không ra quyết định mua hàng trong thời gian phát sóng trực tiếp. Tuy nhiên, livestream giúp người xem có sự ghi nhớ sâu hơn về sản phẩm. Ngoài ra, nếu các thương hiệu truyền tải được nội dung hấp dẫn, cùng việc chọn lựa đối tượng KOL phù hợp với đối tượng khán giả, họ có thể kích thích sự tò mò, hứng thú của người xem tìm hiểu về sản phẩm của mình.

Các ngôi sao và cộng đồng số đang thay đổi hành vi tiêu dùng ở Việt Nam

Hành vi của người tiêu dùng số Việt Nam đang thay đổi và chịu ảnh hưởng rất lớn từ những người có tầm ảnh hưởng và các cộng đồng số

 Theo dự đoán đến năm 2030, tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ tăng nhanh chóng, châu Á có 88% số lượng tỷ phú mới trong giai đoạn 2010- 2020. Tại Việt Nam, tầng lớp trung lưu được dự báo sẽ tăng từ 11% dân số trong năm 2015 lên hơn 50% dân số vào năm 2035. Khi tầng lớp trung lưu phát triển, chi tiêu và nhu cầu đối với các sản phẩm giá trị cao của họ cũng sẽ tăng lên, mức chi tiêu được dự đoán sẽ tăng gần gấp ba trong giai đoạn 2015-2030.

Báo cáo Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng tới năm 2030 và năm 2045 cho biết: tại Việt Nam, tiêu dùng sản phẩm giá trị cao được thúc đẩy bởi những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ ở thành thị.

Những sở thích mới của dân thành thị Việt Nam liên quan đến cá nhân hóa, tính bền vững, danh tiếng và giá trị thương hiệu. Tiêu dùng sản phẩm giá trị cao có thể đẩy mạnh việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ số.

Các cộng đồng số là cộng đồng trực tuyến tương tác thông qua mạng xã hội hoặc trò chơi điện tử. Giới trẻ dường như đang thúc đẩy sự phát triển của các cộng đồng số trên toàn thế giới vì họ chính là những đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam khi có sự phân chia độ tuổi khá lớn trong việc sử dụng mạng xã hội (79% người trưởng thành trong độ tuổi 18-36 so với 27% người trưởng thành trong độ tuổi trên 37).

Cộng đồng số cũng đang làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Điều này khiến cho các cộng đồng số trở thành một nhân tố quan trọng trong các chiến dịch marketing. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng những người mua hàng ở Việt Nam đưa ra quyết định mua sắm chủ yếu theo lời gợi ý truyền miệng trên mạng xã hội. Khi các cộng đồng số ngày càng ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng, các công ty cũng nên thích ứng với điều này.

Bên cạnh sự phát triển của cộng đồng số là những người có tầm ảnh hưởng. Đó là những người tiêu dùng có được vị thế ngôi sao trực tuyến nhờ lượng người theo dõi trên mạng xã hội ngày càng tăng. Số lượng lớn những người theo dõi khiến họ trở thành động lực mạnh mẽ cho hành vi tiêu dùng và rất nhiều người trong số họ đã ký hợp đồng với các thương hiệu quốc tế lớn và các công ty marketing.

Hầu hết những công ty hàng đầu (2/3 công ty trong một khảo sát năm 2018) tin rằng marketing thông qua người có tầm ảnh hưởng sẽ trở nên ngày càng quan trọng trong tương lai.

Theo báo cáo, Việt Nam đang phát triển năng lực trong nước với 44% thương hiệu lớn trong nước và các công ty marketing sử dụng marketing thông qua người có tầm ảnh hưởng. Điều này dường như đang ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng trong nước, ví dụ trong một cuộc khảo sát trực tuyến năm 2018, khoảng 43,3% số người trẻ, chủ yếu là nữ giới tại Việt Nam nói rằng họ mua sản phẩm theo gợi ý của người có tầm ảnh hưởng.

Những sở thích mới tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ giá trị cao, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước và giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sở thích của tầng lớp trung lưu mới có thể là áp lực buộc các công ty trong nước phải nâng cao giá trị thương hiệu, đặc biệt là khi họ đối mặt với cạnh tranh từ các thương hiệu nước ngoài.

Nguồn: Tri Thức Việt

Instagram và tương lai của Influencer marketing

Đã đến lúc cần phải đánh giá khắt khe hơn về hiệu suất của lĩnh vực Influencer marketing. Mới đây Instagram thông báo sẽ xóa và cấm vĩnh viễn những tài khoản sử dụng like và follow ảo. Đây được xem là một trong những nỗ lực khôi phục niềm tin của người dùng với platform này.

Cũng khó có thể chê trách lập luận của Instagram: “Người ta dùng Instagram để có những trải nghiệm và tương tác thật”. Mặc dù tin này được đông đảo người trong ngành đón nhận nhưng họ vẫn ngạc nhiên trước quy mô và số lượng influencer dùng người theo dõi và like ảo để tăng giá trị trang cá nhân của mình.

Việc “mua like” đã xuất hiện từ lâu, nhưng điều khiến các marketer sợ hãi là hiện nay công nghệ phát triển tới đâu.

Tôi nghĩ nhiều người bị sốc khi biết rằng có tới 96% người theo dõi là ảo – một số người trong ngành còn so sánh điều này với ăn trộm.

Mặc dù sự phẫn nộ của họ là hợp lý, nhưng chúng ta cũng cần nhìn vào thực tế: hầu hết các thương hiệu đều sử dụng influencer marketing và có lợi nhuận trung bình 7,65 USD với mỗi USD chi ra. Influencer là một kênh khó có thể thay thế.

Điều cần thay đổi ở đây là cách chúng ta đo lường kết quả – đánh giá performance marketing là một trong những cách để thay đổi.

Một giải pháp dựa trên hiệu suất?

May mắn là hiện nay đang có khá nhiều công cụ để các thương hiệu tận dụng để đảm bảo việc sử dụng influencer marketing đang đi đúng hướng. Nếu kết hợp những công cụ này với những số liệu đánh giá hiệu suất marketing – dù đó là lượt click, thông tin khách hàng tiềm năng hay doanh số – thì chúng ta hoàn toàn có thể làm mới lĩnh vực influencer marketing.

Hiện nay, giá trị của một influencer chỉ được đánh giá dựa trên lượt tương tác hoặc số lượng follower – những chỉ số có thể thay đổi ồ ạt.

Các tài khoản influencer có hơn 1 triệu follower có thể tính 10.000 USD cho một bài viết, nhưng đồng thời influencer đó cũng quảng bá miễn phí một số thương hiệu uy tín khác.

Khi định giá bài viết với influencer bao gồm cả những follower và like ảo thì mô hình định giá này không còn đúng nữa.

Hầu hết các thương hiệu đều sử dụng influencer marketing và có lợi nhuận trung bình 7,65 USD với mỗi USD chi ra.

Sử dụng các công cụ hay ứng dụng là một cách hay để đánh giá chất lượng của influencer nhưng vẫn có một giải pháp dễ dàng hơn: đánh giá bằng các số liệu dựa trên hiệu suất (performance-based metrics) trong các chiến dịch marketing có sử dụng influencer. Hơn hết, một influencer phải có khả năng khuyến khích người theo dõi của mình đưa ra hành động. Nếu không, họ không nên tự gọi mình là influencer nữa.

Sử dụng số liệu dựa trên hiệu suất (performance-based metrics) giúp tách biệt những influencer thực sự với những influencer ảo, thương hiệu từ đó có thể thưởng xứng đáng cho những người đạt target chiến dịch và chấm dứt hợp tác với những influencer không đạt chất lượng.

Hiện nay, bất chấp tất cả những lo ngại về nền tảng Instagram và like ảo, chúng ta vẫn chưa thấy sự suy giảm của việc sử dụng influencer marketing.

Cuối cùng, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng influencer marketing là một cách hay để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Việc các thương hiệu cần làm là biết cách đo lường kết quả một cách chính xác.

 

Nguồn: campaignasia

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Luke Janich, CEO của RED².

INFLUENCER MARKETING LÀN SÓNG MỚI TRONG NGÀNH DU LỊCH

Ở thời đại tất cả công ty du lịch đều công khai giá tour và săn đón bạn từ trước khi bạn ghé qua website họ, thì liệu đâu sẽ là sân chơi của riêng bạn? Đâu sẽ làm điểm mạnh của thương hiệu bạn?

Điểm mấu chốt thực sự ở đây là những chiến lược và chiến dịch mà bạn sẽ thiết lập, đó có thể là chiến lược về giá, tâm lý khách hàng… Nhưng để có thời gian ngắn thành công các doanh nghiệp lớn đã vận dụng Influencer Marketing cho chính công ty của mình và tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, một làn sóng mới đầy sức hấp dẫn và thu hút không chỉ đối với các công ty lữ hành mà còn đối với các KOLs. Vậy bạn có mong muốn những thành công tuyệt vời đó sẽ đến với mình không. Bên dưới sẽ bật mí về cách để có thể đạt được những thành công trên nhé.

1. Dịp lễ – Cơ hội cho bạn và Doanh nghiệp

Dịp lễ lớn gần đây nhất trong năm, 30/4 – 1/5 sẽ là thời điểm hoàn hảo để khởi đầu cho những chuyến du lịch đầy thú vị và mới mẻ. Đồng thời, đó cũng là cơ hội quan trọng cho những công ty du lịch tăng thêm lợi nhuận. Vì thế, họ liên tục tung ra những chiến dịch marketing, đặc biệt thúc đẩy những chiến dịch Influencer Marketing nhằm để giới thiệu những tour du lịch hấp dẫn cùng những KOLs đình đám làm tăng hiệu quả lên mức tối ưu nhất.

Đừng lo, với Hot Travel Blogger được cung cấp bởi KOLVIET tất cả sẽ được đơn giản hóa một cách tối ưu và tạo nên con đường ngắn nhất dẫn đến thành công cho một chiến dịch Influencer Marketing.

 

Ảnh minh họa: Ca sỹ – Travel Blogger Quang Vinh 

2. Yếu tố quan trọng để có 1 chuyến đi du lịch hoàn hảo?

Theo bạn nghĩ điều gì có thể là yếu tố thiết yếu để có thể làm cho chuyến đi của mình thú vị vui tươi và hào hứng hơn. Hay còn được nói là chuyến du lịch “thành công”. Nhiều bạn trẻ nghĩ yếu tố đó có thể là do nơi mình sắp đến hay những món ăn hấp dẫn đầy quyến rũ, hoặc chuyến đi đó có những khung cảnh đẹp như mơ và nhiều lý do hơn nữa. Nhưng bạn có biết những thứ đó thông qua đâu không

Đáp án đó là những bài review hay video đến từ những nhân vật nổi tiếng. Những người chuyên nói về các chuyến đi của mình hoặc cho ra những tấm ảnh chất ngấc qua những nơi họ đã đặt chân đến. Những nhân vật này không mấy xa lạ với các bạn trẻ thích và đam mê du lịch. Từ đó ta có thể rút ra được các bài review là yếu tố thiết yếu để có thể có một chuyến đi du lịch thành công và nó cũng có thể bổ sung thêm kiến thức cho bản thân.

Phong cách du lịch của mỗi người đều khác nhau, vì vậy mà nó đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi người. Thông qua những hình ảnh, video thực tế và mức độ yêu thích của các Influencer mà nó đã góp một phần vô cùng to lớn trong việc đưa ra quyết định du lịch của mọi người. Điều này là điểm mấu chốt mà các công ty lữ hành đang nhắm đến.

Các công ty tìm đến và thực hiện những chiến dịch Influencer Marketing đánh thẳng vào yếu tố quyết định của khách hàng. Nhưng nhìn chung trên toàn diện thì hình thức này cũng còn mới và khó khăn trong ngành du lịch, đặc biệt với các công ty vừa “đặt chân vào”. Họ có thể đã làm được nhưng hiệu suất và quy mô chưa đạt đến mức tốt nhất. Tất cả đều thông qua những công ty Agency. Vậy công ty Agency nào có thể cải thiện và giúp bạn tạo ra được một kết quả tốt trong việc chạy chiến dịch?

Ảnh minh họa:  Travel Blogger Hoàng Lê Giang

3. Một click cho toàn bộ chiến dịch Influencer Marketing.

Với thông điệp “luôn là một người bạn luôn đồng hành đáng tin cậy trong mỗi chiến dịch Influencer Marketing”, KOLVIET sẽ là chìa khóa giải quyết vấn đề này ngay lập tức. Chúng tôi sẽ cung cấp và gợi ý những Hot Travel Blogger nổi bật nhất cùng với những số liệu và thông tin cần thiết đến với bạn.

Những chia sẻ xoay quanh du lịch của các Travel Blogger trên các trang mạng xã hội luôn luôn nhận được sự tương tác và sự thích thú đến từ tất cả mọi người. Với yếu tố tiềm năng như trên, những Influencer đình đám sẽ tạo nên những thành công vượt ngoài sự mong đợi của các công ty du lịch trong năm nay.

Hãy liên hệ với chúng thôi theo địa chỉ

Hotline: 0902761898  E-mail: vip@kolviet.com

Và chúng tôi sẽ giúp bạn tạo một chiến dịch hiệu quả với KOLs Viet.