Posts

Tiktok For Business – Lead Generation Giải Pháp Mới Dành Cho Các Nhà Quảng Cáo Khu Vực Đông Nam Á

Trước thị trường cạnh tranh khóc liệt trong ngành hiện nay, Tiktok đã không ngừng cải tiến mà đưa ra nhiều giải pháp mới tối ưu hơn dành cho các nhãn hàng, các agency quảng cáo. Với Lead Generation, người dùng có thể dễ dàng điền và cung cấp các thông tin như tên, email, số điện thoại khi quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo trên nền tảng TikTok. Những thông tin cơ bản của người dùng có sẵn trên TikTok cũng có thể tự động được điền vào bảng để tối ưu hoá trải nghiệm giữa người dùng và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chỉ với vài thao tác đơn giản, tính năng Lead Generation cho phép doanh nghiệp tạo ra những thông điệp được tuỳ chỉnh dành riêng cho từng phân khúc khách hàng. Thông tin người dùng sau đó có thể được tải xuống hoặc được kích hoạt ngay nếu doanh nghiệp tích hợp tính năng này với Hệ thống quản lý khách hàng (CRM) của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp trên nền tảng TikTok, Lead Generation sẽ trở nên cực kỳ hữu ích trong việc đảm bảo quảng cáo của họ sẽ tiếp cận đúng tới nhóm khách hàng mục tiêu theo cách tôn trọng và thấu hiểu khách hàng nhất.

Cụ thể trong vào ngày 18/05/2021, TikTok – nền tảng video hàng đầu thế giới chính thức giới thiệu giải pháp Thu hút Khách hàng Tiềm năng (Lead Generation). Là một giải pháp trực tiếp đến từ TikTok, được tích hợp sẵn trong TikTok Ads Manager, Lead Generation sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối và tạo ra những tương tác liền mạch để tiếp cận người dùng triển vọng và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng. Bảo vệ dữ liệu cá nhân luôn là ưu tiên hàng đầu. Với tính năng mới Lead Generation, TikTok trao quyền để người dùng chủ động việc lựa chọn chia sẻ thông tin. Chính sách quyền riêng tư của TikTok và của nhà quảng cáo cũng sẽ được liên kết trong các biểu mẫu để thông báo rằng TikTok đang thu thập thông tin của người dùng cho các nhà quảng cáo. Các thông tin được tự động điền vào bảng Lead Generation sẽ chỉ được truy cập bởi các nhà quảng cáo, và người dùng cũng có thể chỉnh sửa thông tin của họ hoặc nhấn để thoát ra khỏi bảng Lead Generation bất kỳ lúc nào.

TikTok mong muốn hỗ trợ và mang đến cơ hội để các doanh nghiệp trên TikTok thật sự kết nối với khách hàng mà vẫn khiến họ cảm thấy thoải mái và an toàn trên nền tảng. Điều này là ưu tiên hàng đầu tại TikTok. Vì vậy, chúng tôi vẫn đang nỗ lực để xây dựng nền tảng, chính sách và bộ giải pháp quảng cáo để giúp doanh nghiệp vừa kể câu chuyện thương hiệu của họ, vừa đảm bảo được an toàn thông tin cho người dùng và cộng đồng.

 

Cập Nhật Báo Giá KOL 2021

Quý 2 của năm 2021 đã sắp kết thúc, bạn đang chuẩn bị những chiến lược truyền thông mạnh mẽ hơn để tăng nhận biết thương hiệu, thúc đẩy doanh số? Hãy để KOL Việt cùng bạn “chinh chiến” với danh sách báo giá KOL 2021.

“Bắt tay” cùng các celeb, influencer từ lâu đã trở thành một phần trong các chiến lược truyền thông của nhãn hàng. Uy tín cá nhân, lượng fan hâm mộ đông đảo, kiến thức ở một số lĩnh vực nhất định… là những “vốn liếng” mà các KOL sẽ giúp cho chiến lược truyền thông của bạn nhận được nhiều sự quan tâm và thậm chí là thúc đẩy tăng trưởng doanh số.

Dưới đây là danh sách báo giá KOL 2021.

Các celeb tài năng

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Trong báo giá KOL 2021, bạn sẽ được cung cấp những cái tên không chỉ tỏa sáng về tài năng mà còn được công chúng tin tưởng, có thể kể đến: Sơn Tùng MTP, Trấn Thành, Thủy Tiên, MC Quyền Linh…

Đây đều là những nghệ sĩ hot nhất nhì showbiz Việt, do đó, chi phí booking cũng “không phải dạng vừa”, hãy liên hệ với KOL Việt để có báo giá nhanh và tốt nhất.

Những “ngôi sao” mạng xã hội

https://www.tiktok.com/@thebang23/video/6962485631637409026?

 

Cùng một KOL nhưng ở các mạng xã hội khác nhau sẽ có những báo giá KOL 2021 khác nhau, hãy lưu ý điều này khi dự trù ngân sách cho chiến dịch của mình bạn nhé. Dưới đây là một số “ngôi sao” đang tỏa sáng:

  • Facebook: Uyên Bi, Bạch Huyền Trang, Phạm Phương Lan, Huỳnh Công Thức, Trần Trương Vĩnh, …
  • Intagram: Nrú BURN, Ca Nha Tran, Huỳnh Như,…
  • YouTube: Lâm Vlog, NTN Vlog, Quang Linh Vlog, Ẩm thực Tam Mao,…
  • TikTok: Nguyễn Văn Tài, Phạm Thế Bằng, Tina Thảo, Bông Tím, Trà Đặng, Trương Nhã Dinh, Ba và Bối…

Liên hệ KOL Việt để có ngay báo giá kol 2021:

  • Email: vip@kolviet
  • Hotline: 0902761898
  • Fanpage: https://www.facebook.com/kolviet

Danh Sách Các KOLs Hot Nhất Năm 2020

Nhận ngay danh sách KOL “hot” nhất Việt Nam 2020

Chỉ cần liên hệ với KOL Việt, bạn sẽ nhận được danh sách KOL với đủ lĩnh vực, từ game, giải trí đến du lịch, ẩm thực.

“Đúng người, đúng thời điểm” chính là chìa khóa làm nên thành công của một chiến dịch Influencer Marketing. 

Đúng người với danh sách KOL siêu “hot”

Để tìm được “đúng người” phù hợp với chiến dịch của bạn, thúc đẩy nhãn hàng tăng trưởng cả về độ nhận diện thương hiệu lẫn doanh số, hãy liên hệ với chúng tôi. Hiện tại, KOL Việt sở hữu danh sách KOL với hàng trăm cái tên đình đám như:

  • Các celeb nổi tiếng

  • Những YouTuber tài năng

  • Danh sách KOL cấp micro

Đúng thời điểm 

Giữa một danh sách KOL tài năng, OMO đã trao niềm tin cho nữ ca sĩ Đông Nhi, tạo nên một chiến dịch Influencer Marketing thành công: Cảm ơn những dịu nhẹ lan tỏa. 

Tháng 4/2020, Đông Nhi thông báo tin vui sắp lên chức mẹ. Ngay sau đó là sản phẩm âm nhạc mới, tiếp theo là khởi động dự án tri ân vào Ngày của Mẹ 10/5.

Sự kết hợp giữa việc Đông Nhi làm mẹ – Ngày của Mẹ sắp đến – đối tượng khách hàng mục tiêu của OMO là những người mẹ đã tạo ra một cơn sốt mạng xã hội, đây chính là sức mạnh của “đúng thời điểm”.

Liên hệ KOL Việt để nhận danh sách KOL “hot” nhất hiện nay:

  • Email: vip@kolviet
  • Hotline: 0902761898
  • Fanpage: https://www.facebook.com/kolviet

 

 

Hậu COVID-19: Ăn tại nhà trở thành xu hướng

Nghiên cứu “COVID-19 – Đâu là nơi người tiêu dùng hướng tới?” của Nielsen vào tháng 3/2020 đã đưa ra những sự thấu hiểu về tâm lý người tiêu dùng trên 74 thị trường và phản ánh hành vi, phản ứng của người tiêu dùng trước đại dịch COVID-19.

Đa số người tiêu dùng Châu Á đều tái ưu tiên việc ăn tại nhà

Kết quả nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng: có sự thay đổi đáng kể từ tiêu dùng mua mang đi (on-the-go) đến tiêu dùng an toàn tại nhà (safe-in-home) vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tại 11 thị trường châu Á, đa số người tiêu dùng đều sẽ tái ưu tiên việc ăn tại nhà. Xu hướng này dẫn đầu bởi Trung Quốc với 86%, tiếp theo là Hồng Kông với 77%, Việt Nam đứng thứ 3 với 62%.

 

“Trong một vài thị trường châu Á, doanh số bán các mặt hàng tiêu dùng nhanh tăng trung bình ít nhất 20-25% mỗi tuần kể từ khi dịch bắt đầu lan rộng vào cuối tháng 1 năm nay. Người tiêu dùng đã quay lại cùng một cửa hàng nhiều lần và chúng tôi đã nhận thấy hành vi này tại các thị trường trong hơn hai tháng và đến từ tâm lý lo sợ mua hàng của người tiêu dùng. Không còn nghi ngờ gì nữa, người tiêu dùng đã chuyển từ “tiêu dùng mua mang đi” sang “tiêu dùng an toàn tại nhà” nhiều hơn”, ông Vaughan Ryan, Tổng giám đốc, Nielsen Đông Nam Á chia sẻ.

Theo khảo sát được thực hiện từ 9 – 15/3/2020 thì riêng tại Việt Nam, hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé các cửa hàng hiện hữu, trong khi đó 52% người nói rằng họ gia tăng dự trữ hàng hóa tại nhà. Bên cạnh đó, 82% người tiêu dùng đã giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài (tăng 57% so với mức giảm 25% khi được đo lường trong tháng 2). Với việc gia tăng dự trữ hàng hóa và ăn uống tại nhà do phải ở nhà lâu hơn, người tiêu dùng đang gia tăng việc tiêu thụ các ngành hàng như Mì ăn liền, Sản phẩm chăm sóc nhà cửa, Thực phẩm bổ sung, Sản phẩm vệ sinh cá nhân, Thực phẩm thiết yếu, Rau quả tươi, Sữa và các chế phẩm từ sữa, và Thực phẩm đông lạnh.

Nhà bán lẻ nên trữ hàng

Những tác động này sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến các nhà hàng và doanh nghiệp ăn uống bên ngoài, cũng như ảnh hưởng đến cách các nhà bán lẻ trữ hàng tại các cửa hàng để đáp ứng các mức nhu cầu mới nổi này.

“Với xu hướng gia tăng tiêu dùng trong các nhóm thực phẩm thiết yếu, chăm sóc và vệ sinh cá nhân, điều quan trọng là các sản phẩm này phải luôn trong tình trạng sẵn có đối với người tiêu dùng khi họ mua sắm. Nếu hết hàng khách hàng sẽ chọn một sản phẩm thay thế hoặc đơn giản là không mua gì. Đây sẽ là tổn thất đối với cả nhà bán lẻ và nhà sản xuất, đồng thời gây nên sự thất vọng đối với người mua hàng”, bà Louise Hawley, Tổng Giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết.

“Sự chuyển biến về thói quen ăn uống tại nhà sẽ kéo dài cho đến hậu đại dịch. Ngay cả sau khi đại dịch COVID-19 đi qua, lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với người tiêu dùng hơn so với trước đây, với sự kỳ vọng về một bữa tối tại nhà được tái thiết lập.

Xu hướng này tạo nên một cơ hội đầy tiềm năng cho nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà hàng và các công ty giao thực phẩm để suy nghĩ lại về các dịch vụ sức khỏe, đảm bảo rằng các sản phẩm của họ đáp ứng được sự hài lòng về nhu cầu ngày càng tăng đối với sức khỏe và sự thuận tiện – nhưng vẫn có chất lượng cao và đạt chuẩn vệ sinh cho những khách hàng sẵn sàng trả nhiều hơn cho chúng. Đối với những nhà bán lẻ, khai thác sâu các kênh trực tuyến, suy nghĩ lại về việc giao hàng, phát triển hơn các dịch vụ O2O (offline-to-online) và thúc đẩy tích hợp đa kênh sẽ là cách mà người tiêu dùng mua sắm trong tương lai”, Bà Louise bổ sung.

Trong vài năm gần đây, kênh cửa hàng tiện lợi chứng kiến sự tăng trưởng nhiều nhất, tuy nhiên thách thức đối với nhà bán lẻ tiện lợi là sự gần gũi với khách hàng ngày khi khách hàng thì đang trong xu hướng ở nhà nhiều hơn, nhiều cửa hàng tiện lợi không thể cung cấp đầy đủ các sản phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm để dự trữ hoặc nấu ăn tại nhà. Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các cửa hàng tiện lợi mở rộng danh mục sản phẩm liên quan đến thực phẩm thiết yếu, chứ không dừng lại ở sản phẩm “ăn uống tại nhà” hoặc “mua mang đi” như trước đây.

Trong khi hành vi của người tiêu dùng ở các thị trường trong giai đoạn trước mắt đã thay đổi rõ ràng, câu hỏi tiếp theo mà chúng ta đặt ra là “Liệu khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường?” và câu trả lời có thể là không bao giờ.

Nguồn: Nielsen

———

Tư vấn miễn phí:

  • Email: vip@kolviet.com
  • Hotline: 090 276 18 98

Likes, followers, views,… có thật sự đáng tin?

Là một người làm social media, bạn thường phải theo dõi các chỉ số nội dung đến mất ăn mất ngủ? Nhưng liệu bạn có đang sa vào chiếc bẫy vanity metrics – những “chỉ số phù phiếm” vốn không chính xác khi đo lường hiệu quả social.

Vanity metrics là những chỉ số giúp “đánh bóng” bộ mặt thương hiệu trên social media, nhưng nếu đào sâu hơn, chúng thật ra chẳng mang ý nghĩa gì nhiều. Những chỉ số này rất dễ đo lường và thường được sử dụng trong các bản báo cáo social media. Nhưng chúng không nói lên kết quả thực sự, không gợi ý cho bạn về những chiến lược marketing tiếp theo.

Followers và fans

Từ Facebook đến Instagram, từ Twitter đến LinkedIn, số lượng người theo dõi luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Ai có nhiều lượt theo dõi hơn thì kẻ đó mạnh hơn, nổi hơn, đáng tin hơn.

Điều này đôi khi vẫn đúng chứ không sai. Nhưng nếu lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào lượt likes hay followers của trang, bạn có thể rơi vào hoàn cảnh “có tiếng nhưng không có miếng”. Followers nhiều cũng sẽ không để làm gì nếu:

  • Họ không tương tác với nội dung của bạn
  • Họ không phải là đối tượng mục tiêu của bạn.

Thay vì chỉ đếm số người theo dõi, hãy kiểm tra mức độ liên quan của họ với target audiences của bạn. Xem xét độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý và sở thích của họ thông qua những công cụ phân tích. Bạn sẽ biết được mình có đang xây dựng đúng nhóm audience cho thương hiệu hay không, và nên điều chỉnh nội dung, thông điệp thế nào để cải thiện vấn đề này.

Likes

Các thương hiệu và tổ chức đang tìm kiếm những giá trị lớn hơn là những số liệu. Thay vì chỉ nhìn vào lượt likes, họ còn quan tâm xem mọi người ở lại trên nội dung đó bao lâu và phản ứng cụ thể như thế nào. Đây là một trong những lí do Instagram và Facebook đang thử nghiệm bỏ hiển thị lượt likes.

Impressions và views

Tăng số lần hiển thị và thu hút nhiều lượt xem có thể báo hiệu rằng nội dung của bạn đã tiếp cận được nhiều người trên social media. Nhưng chỉ dựa vào số lần hiển thị và lượt views thôi thì chưa đủ, còn phải xem xét những yếu tố khác như:

  • Nội dung của bạn tạo ra bao nhiêu reactions?
  • Số lượt likes và shares có tăng lên cùng với số lần hiển thị không?
  • Views của bạn là lượt xem chủ động hay bị động?
  • Tỉ lệ tương tác của bạn như thế nào so với đối thủ hoặc các trang liên quan?
Link clicks

Nếu bạn có chia sẻ liên kết đến sản phẩm, bài viết blog, trang bán hàng… trên bài viết social, chắc hẳn bạn sẽ phải theo dõi số lượt nhấp vào liên kết.

Nhưng đối với hầu hết các doanh nghiệp, dẫn người ta đến trang web thôi chưa đủ. Nếu muốn tạo ra doanh số, hãy kêu gọi đăng kí, để lại tài khoản email hoặc khuyến khích họ quay lại trang web thường xuyên.

Ngoài ra, để thu thập dữ liệu hữu ích hơn, hãy thêm các tham số UTM vào liên kết. Sau đó sử dụng Google Analytics để theo dõi hành vi và chuyển đổi của người dùng trên trang web của bạn.

Bạn sẽ nắm được có bao nhiêu khách hàng nhấp vào liên kết đó đã thực hiện mua hàng, và nội dung từ social đóng góp được bao nhiêu doanh thu. Từ đó bạn sẽ tính được ROI cho mỗi bài viết, biến một chỉ số “phù phiếm” trở nên vô cùng thiết thực.

Mentions

Đề cập nghĩa là có ai đó nhắc đến bạn trên social media, chưa biết là tích cực hay tiêu cực. Dù sao thì được xuất hiện trong nhiều cuộc đối thoại cũng đã là niềm mong mỏi của nhiều thương hiệu. Đồng ý là lượt mentions càng cao thì càng nói lên độ phổ biến của bạn. Nhưng nó chưa thể nói lên mức độ ảnh hưởng của thương hiệu.

Thay vì chỉ nhìn vào mentions, hãy đánh giá tổng quan về mức độ nhận thức thương hiệu – brand awareness. Các chỉ số này sẽ đảm bảo sự tăng trưởng tích cực của thương hiệu và giúp bạn đưa ra những chiến thuật đúng đắn cho các giai đoạn tiếp theo.

Nguồn: Aiim Academy

———

Tư vấn miễn phí:

  • Email: vip@kolviet.com
  • Hotline: 090 276 18 98

Thương hiệu cần làm gì để “sống sót” qua mùa dịch COVID-19?

COVID-19 không chỉ là vấn đề sức khỏe toàn cầu, ở góc nhìn của các marketers, đại dịch này đã đặt ra hai câu hỏi quan trọng: Đối mặt như thế nào với khủng hoảng? Đợt “cách ly” toàn thế giới này sẽ ảnh hưởng gì đến hành vi người tiêu dùng?

Làm gì để vượt qua khủng hoảng?

1.Điều chỉnh các kênh media

Quảng cáo ngoài trời không còn phát huy được hiệu quả như mong đợi.

Trong thời kỳ dịch bệnh, tâm lý chung của người tiêu dùng là hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người; điều đó dẫn đến việc ở nhà thường xuyên hơn, kéo theo đó là gia tăng thời gian online. Lúc này, các kênh truyền thông cần kết hợp một cách khéo léo. Dentsu Aegis Network (DAN) đề xuất kế hoạch media mix như sau:

  • Giảm: Quảng cáo ngoài trời – OOH (rạp chiếu phim, sân bay, ga tàu)
  • Gia tăng: Digital (mạng xã hội, video ngắn, trang web tin tức, xã hội)
  • Duy trì: Video trực tuyến, over-the-top (tin tức, dramas)

2. Đẩy mạnh bán hàng FMCG trên kênh trực tuyến

Đầu năm 2020, chi tiêu dành cho FMCG qua các kênh thương mại điện tử ở Trung Quốc tăng nhanh gấp 7 lần so với toàn ngành năm 2019. Ở Trung Quốc cũng như các vùng dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng, người dân sẽ chuộng mua hàng trực tuyến hơn là phải đến những khu chợ ẩm ướt, đông người. Gạo, mì gói, sữa và các nhu yếu phẩm là những mặt hàng được “săn lùng” nhiều nhất

3.Chung tay đối phó với dịch bệnh theo khả năng của doanh nghiệp

Vietnam Airlines đặc biệt đón đồng bào từ Vũ Hán là một điểm sáng trong mùa dịch.

Trong khi dịch bệnh bùng phát, việc duy trì uy tín thương hiệu với quảng cáo lợi ích công cộng nên được ưu tiên hơn là các chương trình khuyến mãi bán hàng, truyền thông sản phẩm hay nỗ lực tăng awareness.

Chúng ta đã được chứng kiến nhiều doanh nghiệp ra tay đối phó với cơn khủng hoảng chung của nhân loại như: Tencent thiết lập một chức năng trong WeChat để thu thập đề xuất trong công chúng, nhằm ngăn chận thông tin sai lệch mùa dịch bệnh. Hema thuê hơn 2000 nhân viên thất nghiệp từ các nhà hàng bị đình chỉ hoạt động… Tại Việt Nam, ABC Bakery sáng tạo ra bánh mì thanh long để giảm bớt áp lực tồn đọng nông sản, Vingroup tài trợ 20 tỷ VND cho nghiên cứu vaccine Covid-19 hay Vietnam Airlines cử chuyến bay đặc biệt đi đón đồng bào từ vùng dịch Vũ Hán…

Động thái tích cực của các thương hiệu trong thời điểm nhạy cảm này sẽ có tác động lớn đến thái độ, tình cảm của người tiêu dùng, xây dựng brand love đặc biệt hiệu quả.

4.Đừng tỏ ra “trục lợi”

Ngay cả các thương hiệu cung cấp sản phẩm y tế, vệ sinh cũng không nên thực hiện bất kì loại tiếp thị nào thể hiện sự “trục lợi”. Đừng quảng cáo kiểu “Này, bạn phải mua thêm khẩu trang của tôi đi” hay “Muốn không bệnh thì phải mua nước rửa tay”… Cách tiếp thị phù hợp hơn là chia sẻ cho cộng đồng những thông tin để ngăn ngừa nhiễm bệnh hoặc CSR (hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi dịch).

Tại khu vực tâm dịch, những thương hiệu du lịch hay xa xỉ phẩm tốt nhất không nên quảng cáo lúc này.

COVID – 19 tác động như thế nào đến hành vi người tiêu dùng trong tương lai?

1.Lượng truy cập nội dung trực tuyến tiếp tục tăng

Các hoạt động online không ngừng tăng trưởng.


Trong vòng xoáy dịch bệnh, “người chiến thắng” rõ ràng là người chơi trong phạm vi tiêu dùng trực tuyến. Tiêu dùng trực tuyến bao gồm các lĩnh vực đào tạo online, trò chơi online, livestream, làm việc từ xa, …

  1. Tăng cường thương mại điện tử

Khi dịch bệnh bùng phát và mọi người được đề nghị hạn chế ra khỏi nhà, các hành vi mua sắm trước đây sẽ phải thay đổi. Thương mại điện tử trở thành lựa chọn tối ưu và an toàn. Đa dạng các loại sản phẩm cùng thời gian vận chuyển ngắn là ưu điểm nổi bật của loại hình mua sắm này.

Mùa Corona với nhiều biến động về hành vi người tiêu dùng là những thử thách khó nhằn đối với các marketers. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin nào, vui lòng liên hệ:

  • Email: vip@kolviet.com
  • Hotline: 090 276 18 98

Nguồn: Aiim Academy

 

 

3 lợi ích “không thể chối từ” của Influencer Marketing

Khái niệm Influencer đang ngày càng được mở rộng, không còn giới hạn ở diễn viên, ca sĩ… Đó có thể là huấn luyện viên thể hình, blogger, mẹ bỉm sữa… những người có “tiếng nói” trong một nhóm cộng đồng nhất định.

Với tình trạng nhiễu loạn thông tin như hiện nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc ra quyết định mua hàng, họ không còn tin vào quảng cáo và cần nhiều lời khuyên hơn. Vậy, một chiến dịch marketing sử dụng Influencer sẽ mang lại những ưu thế gì cho doanh nghiệp?

  1. Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu

Mỗi influencer thường có một tệp fan hâm mộ nhất định với những điểm đặc trưng như tuổi tác, giới tính, sở thích… Do đó, nếu chọn đúng influencer có tệp fan hâm mộ gần nhất với nhóm khách hàng mục tiêu, chiến dịch marketing sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Thay vì bắt đầu từ con số không với việc xây dựng tệp khách hàng, bạn có thể chuyển sang giai đoạn cao hơn, chuyển đổi nhóm đối tượng mục tiêu này thành khách hàng trung thành với thương hiệu.

Bên cạnh đó, khi sử dụng influencer trong chiến dịch, sẽ giúp nâng cao khả năng bán hàng vì influencer là những người được yêu thích, ngưỡng mộ nên lời nói của họ thường có độ tin cậy và sức ảnh hưởng cao hơn.

  1. Tăng nhận thức về thương hiệu

Việt Nam là một trong những nước có số người sử dụng mạng xã hội cao. Trong khi đó, influencer là những người sở hữu một lượng fan theo dõi và yêu thích tương đối lớn nên mỗi bài đăng trên mạng xã hội của họ đều tiếp cận được rất nhiều người. Vì vậy, khi sử dụng influencer, nhãn hàng sẽ dễ dàng tiếp cận đám đông đại chúng.

  1. ROI bằng hoặc thậm chí cao hơn các kênh khác

Theo một khảo sát về Influencer Marketing do MediaKix thực hiện vào năm 2019, 89% các marketer nhận thấy ROI từ Influencer Marketing có thể tương đương hoặc tốt hơn các kênh khác. Trong khi chi phí làm việc với các influencers cũng có xu hướng thấp hơn so với làm việc với những người nổi tiếng.

Bạn cần tư vấn cho một chiến dịch Influencer Marketing hoặc còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ hotline: 093.136.1800 / email vip@kolviet.com để được hỗ trợ nhanh nhất.

BÁO CÁO INSIGHT TỪ GOOGLE GIÚP DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG 2020

Hành trình khách hàng đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều trong năm 2019. Nhiều kênh truyền thông mới bắt đầu xuất hiện, các ngành nghề truyền thống được số hóa, cùng với đó các tiêu chuẩn về bảo mật và an toàn số cũng được cải thiện. Dưới đây là những tổng kết về insight mà Google đã khai thác trong năm 2019, dựa trên dữ liệu và nghiên cứu của Google và YouTube Những phân tích này được đưa ra dựa trên 5 yếu tố đóng vai trò nền tảng cho những thay đổi trong năm và dự đoán đây vẫn sẽ là những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm 2020.

  1. Hành trình khách hàng đang ngày càng trở nên phức tạp hơn

Khi các điểm chạm, các kênh truyền thông và các lựa chọn kỹ thuật số liên tục mở rộng, hành trình khách hàng ngày càng trở nên khó đoán hơn bởi nó trông giống như một cuộc săn lùng hỗn loạn. Kênh đo lường hiệu suất đang được sử dụng là những kênh nằm ở phần trên của phễu bán hàng, trong khi người mua hàng lại thoắt ẩn thoắt hiện ở cả hai nền tảng online và offline. Đối với các thương hiệu việc thu hút khách hàng mục tiêu của họ chưa bao giờ khó khăn đến thế. Các marketer thường nghĩ rằng tìm kiếm thông tin là hành vi thuộc một kênh đáy phễu bán hàng. Tuy nhiên, đa số mọi người đều có xu hướng tìm kiếm các thông tin về khuyến mại, các ý tưởng và cảm hứng mua sắm ở giai đoạn đầu của hành trình khách hàng.

– Từ khóa “đơn giản” và “các ý tưởng” được tìm kiếm trên thiết bị di động đã tăng hơn 60% trong hai năm qua (ví dụ: ý tưởng bữa tối đơn giản, ý tưởng trang phục đơn giản, ý tưởng vẽ đơn giản).

– Các tìm kiếm trên thiết bị di động về phần thưởng trên ứng dụng” đã tăng hơn 90% trong vòng 2 năm qua.

– Tìm kiếm cho từ khóa “cá nhân hóa” trên thiết bị di động đã tăng hơn 60% trong vòng 2 năm qua (ví dụ: quà tặng cá nhân hóa, tất trang trí Giáng Sinh cá nhân hóa, chắn cá nhân hóa, dây chuyền cá nhân hóa)

– Trong năm 2019, xu hướng bán hàng đa kênh tiếp tục phát triển: 83% người mua hàng tại Mỹ đi mua sắm tại các cửa hàng vào cuối tuần chia sẻ rằng họ thường tìm kiếm các sản phẩm trên mạng trước khi mua. Khoảng 45% người mua hàng trên toàn cầu mua hàng trực tuyến và đến cửa hàng để nhận các sản phẩm, bởi điều đó khiến cho việc thanh toán và nhận hàng trở nên linh hoạt hơn. Trên 55% người mua hàng nói rằng họ xem các video online trong lúc mua sắm tại các cửa hàng

  1. Các kênh truyền thông mới đang nổi lên

Từ việc sử dụng ngày càng nhiều podcast và video trực tuyến cho đến sử dụng các công nghệ mới hơn như thực tế ảo tăng cường (AR) và giọng nói, media landscape vẫn đang tiếp tục phát triển. Các nhãn hàng chưa bao giờ kết nối được với nhiều người đến vậy, nhưng thật khó để biết chính xác họ đã dành thời gian lên mạng ở đâu. Khi thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông thay đổi, các nhãn hàng cần nắm được càng nhiều thông tin về vị trí của khách hàng càng tốt để có thể kết nối với họ. Mọi người đang ngày càng chuyển sang tìm kiếm hình ảnh cho ý tưởng và cảm hứng

– Tìm kiếm bằng hình ảnh trên điện thoại đã tăng đến 60% trong vòng 2 năm qua

– 50% người mua hàng online nói rằng hình ảnh giúp họ ra quyết định đúng hơn

– 53% người mua hàng online nói rằng hình ảnh khiến cho họ muốn mua hàng hơn Online video ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình, và người xem cũng bắt đầu có những thay đổi trong hành vi tiếp xúc với truyền thông

– Thời gian xem các video liên quan đến việc mua sắm trên YouTube của người dùng tăng hơn gấp 5 lần trong 2 năm trở lại đây tại Mỹ

– Trong 3 năm qua, số kênh YouTube sở hữu trên 1 tỷ lượt xem tăng gấp 5 lần

– 70% thời lượng xem YouTube trên toàn cầu diễn ra trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng Các hình thức tiếp xúc với truyền thông qua giọng nói, podcast cho đến online video trên TV đang trở nên phổ biến.

– 27% dân số ảo trên toàn cầu đang sử dụng hình thức tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại

– Thời lượng xem YouTube trên màn hình TV đến nay đã lên đến 250 triệu giờ xem/ngày tính trên quy mô toàn cầu

– Tìm kiếm trên điện thoại cho từ khóa “podcast” tăng 80% trong vòng 2 năm qua

– Việc sử dụng loa thông minh đang phát triển khi nó mang tính kết nối với cuộc sống của người dùng hơn: Số người dùng tích cực của Google Assistant tăng gấp 4 lần trong năm qua. Mọi người sử dụng các thiết bị Google Home để tìm kiếm 16 triệu công thức nấu ăn trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, với hơn 1 triệu người tìm kiếm vào ngày Giáng Sinh. Google Assistant đến nay đã được cài đặt trên hơn 1 tỷ thiết bị

  1. Thỏa mãn tính cấp thiết giờ quan trọng hơn việc trung thành với một số thương hiệu nhất định

Luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của mọi người ngay lập tức chính là chiến trường mới của các thương hiệu. Những người chiến thắng sẽ là những người giúp tiết kiệm thời gian của khách hàng để cung cấp những gì họ muốn càng nhanh càng tốt.

– 75% người dùng điện thoại thông minh kỳ vọng có thể tìm kiếm thông tin ngay lập tức khi sử dụng thiết bị

– Gần một nửa số người mua hàng nói rằng họ phải xác định số lượng hàng tồn kho trước khi đến cửa hàng

– Các truy vấn trên điện thoại gắn với hai chữ “tốt nhất” và “ngay bây giờ” tăng hơn 125% trong 2 năm qua (ví dụ: chương trình giảm giá online tốt nhất hiện nay, điện thoại tốt nhất hiện nay, những cổ phiếu tốt nhất để đầu tư hiện nay, giao dịch cho thuê ô tô thể thao đa dụng tốt nhất hiện nay) Tìm kiếm “ở gần tôi” đang gia tăng đối với hầu hết các danh mục.

– Tìm kiếm trên thiết bị di động cho từ khóa “các cửa hàng ở gần tôi” (chẳng hạn như “cửa hàng thực phẩm đang mở ở gần tôi” và “cửa hàng phụ tùng ô tô ở gần tôi”) đã tăng hơn 250% trong vòng 2 năm qua

– Truy vấn trên thiết bị di động cho từ khóa “mua ở đâu” và “ở gần tôi” đã tăng hơn 200% trong 2 năm vừa qua (mua hoa ở đâu gần tôi, mua tem ở đâu gần tôi, mua bí ngô ở đâu gần tôi)

– Tìm kiếm trên thiết bị di động cho từ khóa “đang giảm giá” và “ở gần tôi” (chẳng hạn như “giảm giá lốp xe ở gần tôi” và “giảm giá nhà đất ở gần tôi”) tăng đến hơn 250% so với cùng kỳ 2 năm gần đây

– Truy vấn trên thiết bị di động gồm từ khóa “dịch vụ bảo hiểm ở gần tôi” tăng hơn 100% trong 2 năm vừa qua

– Truy vấn trên thiết bị di động về từ khóa “ngân hàng ở gần tôi” tăng hơn 60% trong 2 năm vừa qua

– Truy vấn trên thiết bị di động về từ khóa “cửa hàng sửa chữa ở gần tôi” tăng hơn 110 % trong 2 năm qua

  1. Các ngành nghề truyền thống đang chuyển mình sang số hóa Trong năm 2019

Ngày càng nhiều ngành công nghiệp truyền thống phát triển theo hướng số hóa bởi khách hàng có xu hướng lên mạng tìm kiếm và mua hàng nhiều hơn.

Ngành hàng tạp phẩm:

– Tìm kiếm trên các thiết bị di động về “ứng dụng tạp hóa” đã tăng hơn 90 % trong 2 năm qua

– 75 % những người mua hàng tạp hóa trực tuyến nói rằng họ vẫn tiếp tục mua sắm ở đơn vị bán lẻ đầu tiên mà mình từng thử khi bắt đầu mua hàng tạp hóa trực tuyến (online grocery)

– Chỉ 3 % việc mua hàng tạp hóa tại Mỹ diễn trực tuyến, nhưng độ thâm nhập thị trường của các kênh thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng lên gấp ba lần trong vòng 10 năm tới

Ngành ô tô:

– Tìm kiếm trên các thiết bị di động cho từ khóa “tốt nhất” và “xe hơi / xe tải / xe thể thao đa dụng” đã tăng hơn 55% trong vòng 2 năm qua

– Thời gian xem các video chạy thử xe trên YouTube bằng các thiết bị di động đã tăng hơn 70% trong vòng 2 năm qua

– Tìm kiếm trên các thiết bị di động cho từ khóa “xe ô tô điện” đã tăng 85% trong vòng 2 năm qua (xe ô tô điện, xe ô tô điện tốt nhất, xe ô tô điện bmw i8, trạm sạc dành cho ô tô điện, các mẫu xe ô tô điện tốt nhất)

Ngành tài chính:

– Tìm kiếm trên các thiết bị di động về lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính tăng 70% trong 2 năm qua

– Tìm kiếm trên các thiết bị di động về “siêu lợi nhuận” tăng gấp đôi trong vòng 2 năm qua (tiết kiệm siêu lợi nhuận, chứng chỉ tiền gửi siêu lợi nhuận, trái phiếu lãi cao)

– Tìm kiếm trên các thiết bị di động về “các loại thẻ tín dụng tốt nhất” tăng hơn 70% trong vòng 2 năm trở lại đây (những cách trả nợ tín dụng tốt nhất, đâu là loại thẻ tín dụng tốt nhất, những thẻ tín dụng tốt nhất dành cho người trẻ, 10 thẻ tín dụng tốt nhất)

  1. Các tiêu chuẩn về bảo mật và an toàn số đang được nâng cao

Năm 2019, phương thức quảng cáo hiệu quả cần đi đôi với quyền riêng tư, niềm tin và phúc lợi của người dùng. Để thành công, các nhãn hàng cần nỗ lực để giành được sự tin tưởng bằng cách trang bị thêm công cụ và insight giúp người dùng quản lý tốt hơn vấn đề an toàn số của mình.

– Năm ngoái, có đến 2,5 tỷ người truy cập vào các trang Google Account, nơi họ có thể theo dõi hoặc điều chỉnh những quảng cáo của mình theo hướng cá nhân hóa

– Tìm kiếm yêu thích ở Mỹ về từ khóa “hoạt động của tôi”, nơi mọi người có thể quản lý thông tin lưu trên Google Account tăng gấp 6 lần kể từ năm 2016

– 67% phụ huynh lo ngại về thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử của con trẻ

– Thời gian xem các video liên quan đến “thời gian yên tĩnh” tăng 80% trong năm vừa qua

– Người Mỹ đã từng bước nâng cao chất lượng an toàn số trong năm vừa qua và hơn 80% trong số họ nói rằng điều này có tác động tích cực đến ý thức chung về sự an toàn của chính họ

– YouTube đã cung cấp hơn 1 tỷ lượt “nhắc nhở nghỉ giải lao” kể từ khi tính năng này được giới thiệu vào năm ngoái Qua bài viết này KOL VIỆT hy vọng có thể cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về insight mà Google đã khai thác trong năm 2019, giúp các bạn đến gần hơn trong con đường chinh phục khách hàng.

Quảng cáo trên Facebook, Google, YouTube: Doanh nghiệp phải nộp thay thuế nhà thầu

Doanh nghiệp Việt Nam quảng cáo trên Facebook, Google, YouTube ngày càng nhiều và do Facebook, Google, YouTube không có trụ sở tại Việt Nam nên doanh nghiệp trực tiếp giao kết hợp đồng quảng cáo với các tổ chức này sẽ không có hóa đơn để cân đối đầu vào, đầu ra mặc dù có chi phí thực.

Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có Công văn 2501/TCT-CS (Công văn 2501) hướng dẫn khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook, Google, YouTube.

Doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ số thuế GTGT, thuế TNDN trước khi thanh toán phí dịch vụ cho Facebook, Google, YouTube.

Cụ thể, theo Công văn 2501, mặc dù Facebook, Google, YouTube không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng dịch vụ quảng cáo với doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các tổ chức này thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 103/2014/TT-BTC (Thông tư 103) và phải nộp thuế nhà thầu (bao gồm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp -TNDN) theo quy định pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại điều 11 của Thông tư 103, việc nộp thuế trong trường hợp này được thực hiện thông qua doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook, Google, YouTube (nộp thuế thay).

Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ số thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định tại Thông tư 103 trước khi thanh toán phí dịch vụ cho Facebook, Google, YouTube. Sau khi nộp thuế thay cho Facebook, Google, YouTube, doanh nghiệp Việt Nam được sử dụng chứng từ nộp thuế GTGT thay cho các tổ chức nước ngoài này để khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Cần lưu ý, Công văn 2501 không phải là một văn bản quy phạm pháp luật nên không đưa ra các quy phạm mới, mà chỉ hướng dẫn cách thức áp dụng quy định tại Thông tư 103 vào một trường hợp cụ thể. Trên thực tế, cơ quan thuế đã từng có những công văn hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT trong trường hợp này, như Công văn 1550/TCT-CS ngày 24-4-2018 của Tổng cục thuế, Công văn 22454/CT-TTHT ngày 23-4-2018 của Cục thuế thành phố Hà Nội… nhằm giải quyết những thắc mắc, băn khoăn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng kịp thời cập nhật và biết cách thức xử lý các vấn đề liên quan tới thuế của các hợp đồng quảng cáo giao kết với Facebook, Google, YouTube dù đã có các quy định, hướng dẫn cụ thể về cách thức khấu trừ và nộp thuế thay. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý về vấn đề khấu trừ và nộp thuế thay này trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng với các tổ chức không có hiện diện tại Việt Nam để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình.

Số thuế nhà thầu phải nộp = (Doanh thu tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT) + (Doanh thu tính thuế TNDN x Thuế suất thuế TNDN)

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ quảng cáo chịu thuế GTGT/TNDN mà Facebook, Google, YouTube nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do doanh nghiệp Việt Nam trả thay Facebook, Google, YouTube (nếu có). Cần lưu ý rằng không phải trường hợp nào doanh thu tính thuế GTGT cũng bằng doanh thu tính thuế TNDN (xem chi tiết phần thuế suất bên dưới).

– Thuế suất áp dụng cho hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo (theo mục 1, điểm a, khoản 2, điều 12; mục 2, điểm a, khoản 2, điều 13 của Thông tư 103):

  • Đối với thuế GTGT: 5%. Cần lưu ý nếu dịch vụ quảng cáo không được sử dụng ở Việt Nam thì dịch vụ này không chịu thuế GTGT.
  • Đối với thuế TNDN: 5% bất kể dịch vụ quảng cáo được sử dụng tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

Cần lưu ý trong trường hợp hợp đồng bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế, doanh nghiệp Việt Nam cần phân tách doanh thu tính thuế đối với từng hoạt động kinh doanh theo quy định tại hợp đồng để áp dụng mức thuế suất phù hợp. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế trên doanh thu cao nhất đối với ngành nghề kinh doanh cho toàn bộ giá trị hợp đồng.

Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiến hành nộp thay thuế nhà thầu thông qua ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước là đơn vị được ủy quyền thu ngân sách nhà nước.

 * Nguồn: Kinh Tế Sài Gòn