03 SAI LẦM LỚN NHẤT CỦA THƯƠNG HIỆU KHI THỰC HIỆN KOLs MARKETING YOUTUBE
Trong 5 năm trở lại đây, KOLs Marketing Youtube đã trở thành một phương pháp marketing khá phổ biến và hữu dụng cho các thương hiệu. Dù là thương hiệu nhỏ hay lớn, các nhà maketer luôn biết cách xây dựng thương hiệu bằng cách thu hút khách hàng bằng một bài post thú vị, video clip giải trí, truyền cảm hứng, hoặc đơn giản là một câu chuyện cười làm cho mọi người vui khi xem nó quan trọng là từ một KOLs ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Tuy nhiên có một số lỗi hầu như đang xảy ra đối với các marketer khi thực hiện tất cả các chiến dịch KOLs tiếp thị truyền thông đang mắc phải. Điều này đang làm giảm hiệu quả của chiến dịch KOLs đi rất nhiều. Sau đây là một trong những sai lầm lớn nhất của chiến dịch KOLs marketing Youtube trên mạng xã hội
Thứ nhất: Lựa chọn KOL Youtube không phù hợp với mục tiêu chiến dịch
Các thương hiệu người đầu tư bỏ tiền cho chiến dịch KOLs khi làm việc với KOLs người có tầm ảnh hưởng thông thường họ chủ yếu là quan tâm đến số lượng fan hâm mộ của KOLs hay influencer mà quên rằng liệu KOLs có tương tác tốt không ?, có thu hút khán giả hay không ? Họ có like, share, comment nhiều không
Trong trường hợp cụ thể đối với Youtube là trong khi các video được tài trợ có xu hướng hoạt động tốt với các hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu (như like share comment) nhưng hình thức KOLs Marketing trên Youtube lại có xu hướng trở nên kém hiệu quả khi một thương hiệu đạt doanh số bán hàng của một dòng sản phẩm nào đó.
Do vậy, khi lựa chọn sử dụng KOLs trên Youtube, thương hiệu phải thực sự rõ ràng trong việc xác định rõ mục tiêu của chiến dịch là gì ?, hình thức để đo lường hiệu quả ra sao ?, sau đó mới bắt tay vào lựa chọn các KOLs youtuber phù hợp cho chiến dịch của bạn.
Thứ hai: Lựa chọn không đúng nội dung với mục tiêu chiến dịch
Như chúng ta đã biết nội dung chiến dịch KOLs chính là phần hồn của chiến dịch marketing, nó chính là giá trị đọng lại sau cùng của mỗi khách hàng mục tiêu. Nội dung hay, ý tưởng hay sẽ có nhiều tương tác tốt và đánh giá cao từ mỗi tương tác của các follow.
Nhưng ngược lại nếu nội dung sai với mục tiêu chiến dịch thì lại mang hậu quả khá nghiêm trọng. Đó là sự tẩy chay sản phẩm đến từ của khách hàng, của dư luận, ví dụ cụ thể gần đây nhất, Clip chiến dịch Chuyến đi của thanh xuân, sản phẩm của thương hiệu Biti’s Hunter, với sự xuất hiện của KOLs Sơn Tùng – MTP, Will (365), An Vy FapTV đang khiến cộng đồng mạng tranh cãi. Các diễn viên trong phim bị cho là có hành động cổ vũ bôi bẩn Đà Lạt, hiểu rộng hơn là thông điệp phá hoại môi trường.
Cụ thể, hình ảnh các diễn viên sơn đế giày, rồi đạp lên cây cối, in dấu giày ở khu hàng ghế của Nhà thiếu nhi Đà Lạt… như một cách giống như check-in. Tuy nhiên, hành động này vấp phải phản ứng từ dân mạng yêu thích Đà Lạt.
Rất nhiều nghệ sỹ, người nổi tiếng đã lên tiếng về vụ việc này đã khiến cho truyền thông đi khá xa, danh tiếng của Biti’s đi xuống. Ngay lập tức Biti’s nhận trách nhiệm về thiếu sót này, và khẳng định hoàn toàn không có ý định cổ vũ các bạn trẻ có những hành vi vô ý thức làm tổn hại đến môi trường, tổn hại đến thiên nhiên.
Thứ 3 : Để các KOLs Youtube tự sản xuất nội dung đăng tải
Khi một thương hiệu yêu cầu YouTuber làm theo Clip của họ, họ thường để các youtuber tự sản xuất nội dung chỉ để quảng cáo thương hiệu không theo khuôn khổ nào đó, không cụ thể chi tiết. Họ chủ yếu yêu cầu YouTuber sản xuất nội dung không xác thực mà điều này dẫn tới kém hiệu quả và làm khán giả tức giận, gây những bức xúc tiêu cực đến thương hiệu.
Các follow đến theo dõi YouTuber mà họ yêu thích, chứ không phải đến xem các quảng cáo về thương hiệu hay PR về sản phẩm nào đó. Đó là lý do tại sao các khán giả, người xem hầu như luôn luôn bỏ qua 05 đến 10 s quảng cáo. Nếu bạn là một thương hiệu, bạn nên chọn những KOLs người ảnh hưởng có phong cách và đối tượng phải phù hợp với văn hoá thương hiệu. Khi bắt tay làm việc với các KOLs bạn phải cung cấp cho người ảnh hưởng KOLs các nền tảng công ty, giá trị cốt lõi, các dòng sản phẩm, và các chìa khóa để sáng tạo nội dung. Đối với các nhà tiếp thị và thương hiệu họ thường bỏ qua vì khó thực hiện, nhưng những thương hiệu có thể kiểm soát KOLs người ảnh hưởng về nội dung và các giá trị nền tảng thì hầu như luôn luôn hài lòng với kết quả chiến dịch của họ.